Can thiệp laser nội mạch (EVLA) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, kĩ thuật này sử dụng nhiều bước loại laser với bước sóng khác nhau, với hiệu quả chưa được xác định rõ ràng. Trong một nghiên cứu mới đây, giáo sư Mark S Whiteley đã so sánh hiệu quả của hai bước sóng phổ biến được dùng trong can thiệp laser nội tĩnh mạch là 1470 nm và 1940 nm. Nghiên cứu được công bố trên PubMed.
Đọc thêm: Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch
Nghiên cứu đánh giá các dữ liệu trong phòng thí nghiệm cũng như kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy có điểm khác nhau trong sự phân phối nhiệt lượng lên thành tĩnh mạch giữa hai bước sóng. Có một số ít bằng chứng có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng bước sóng khác nhau cho điều trị suy tĩnh mạch hiển. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo kích thước cũng như độ dày của thành tĩnh mạch được điều trị, năng lượng sử dụng, và tỷ lệ thất bại trong dài hạn, thêm vào đó là các triệu chứng sau can thiệp, như đau và bầm tím. Sự khác nhau về kĩ thuật, như là năng lượng trong các hệ thống laser khác nhau cũng cần được xem xét.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng có thể việc sử dụng bước sóng dài hơn, năng lượng thấp hơn với các tĩnh mạch thành mỏng là có lợi, nhưng tác giả cũng cảnh báo giảm năng lượng sử dụng trong suốt quá trình điều trị có khả năng đưa đến thất bại về dài hạn của EVLA sử dụng bước sóng 1940 nm. Nghiên cứu kết luận rằng các nghiên cứu lâm sàng tìm kiếm sự khác biệt giữa việc sử dụng hai bước sóng này cần xem xét nhiều yếu tố hơn và báo cáo kết quả toàn diện hơn. Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc và có giá trị cho các bác sĩ lâm sàng đang tìm cách tối ưu hóa việc sử dụng EVLA để điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra có rất ít sự khác biệt về lâm sàng khi sử dụng bước sóng 1470 và 1940 nm tronng kĩ thuật laser nội tĩnh mạch để điều trị suy tĩnh mạch hiển. Và khi EVLA tiếp tục được triển khai ngày càng nhiều, các nghiên cứu toàn diện hơn về hiệu quả của từng kĩ thuật cần được thực hiện để xác định phương pháp hiệu quả và an toàn nhất cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.