Nghiên cứu mới về nguồn gốc dòng trào ngược tĩnh mạch hiển bé

nguồn gốc dòng trào ngược gây suy tĩnh mạch hiển bé

Khi nói đến điều trị suy tĩnh mạch, sự hiểu biết toàn diện về sinh lý bệnh dòng trào ngược (reflux) là điều cần thiết. Trong khi điểm nối tĩnh mạch hiển -đùi (SFJ) đã được nghiên cứu rộng rãi từ lâu, thì những hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc dòng trào ngược tĩnh mạch hiển bé (SSV) còn khá hạn chế. Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Phẫu thuật Mạch máu – các rối loạn tĩnh mạch và bạch huyết, một nhóm nghiên cứu do Hans-Jürgen Veltman và các cộng sự đã phân tích sâu về sinh lý bệnh của dòng trào ngược tại điểm nối hiển – khoeo (SPJ) trong trường hợp có suy tĩnh mạch hiển bé.

Nghiên cứu bao gồm 1142 chân bị suy tĩnh mạch mạn tính, có chỉ định can thiệp nhiệt nội mạch tĩnh mạch hiển bé từ 1/4/2019 đến 15/2/2023. Siêu âm Duplex trước can thiệp được tiến hành nhằm đánh giá tình trạng của điểm nối hiển khoeo, tĩnh mạch hiển bé, và cả phần mở rộng lên đùi của tĩnh mạch hiển bé (TE) cũng như nhánh tĩnh mạch Giacomini (nối hiển bé với hiển lớn). Ngoài ra, nghiên cứu đã xem xét mức độ phù hợp của loại hệ thống dẫn lưu tĩnh mạch dựa trên phân loại của Cavezzi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong phần lớn các trường hợp (86%), dòng trào ngược đến từ điểm nối hiển – khoeo đổ vào tĩnh mạch hiển bé bị suy. 16% trong số này đồng thời có thêm dòng trào ngược từ phần mở rộng lên đùi (TE) hoặc tĩnh mạch Giacomini. Dòng trào ngược chỉ từ TE hoặc tĩnh mạch Giacomini trong khi điểm nối hiển – khoeo bình thường chỉ chiếm 10% các trường hợp. Dòng trào ngược có nguồn gốc từ các nhánh bên và/hoặc nhánh xuyên chỉ chiếm khoảng 3%.

Điểm nối thuộc dạng A1 và A2 theo phân loại Cavezzi chiếm lần lượt 65% và 35% các ca. Các loại điểm nối này có ý nghĩa trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

Nghiên cứu cho thấy tần suất vượt trội của mô hình dòng trào ngược theo trục từ tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch hiển bé, cho thấy sự cần thiết phải phẫu thuật thắt tĩnh mạch cao hoặc can thiệp nhiệt ở ngang mức SPJ hoặc ngay sau vị trí đổ vào của các tĩnh mạch trong cơ, tùy thuộc vào phân loại giải phẫu. Ngoài ra, 14% các ca không có suy từ điểm nối hiển – khoeo cũng không cần phải thực hiện phẫu thuật thắt mạch hoặc can thiệp nội nhiệt tại đây. Hiểu biết sâu về nguồn gốc dòng trào ngược sẽ giúp bác sĩ cá thể hóa bệnh nhân và ra quyết định điều trị chính xác hơn.

Đọc toàn văn bản dịch của nghiên cứu tại đây.

Đọc thêm: Dòng trào ngược trong suy giãn tĩnh mạch là gì?

Benhtinhmach.com là trang web cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các bệnh lý tĩnh mạch cũng như các biện pháp điều trị chúng.
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Quay lên trên
0
Bình luận bài viết này ngay!x