Khi nào cần phải điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch?

khi nào cần phải điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch?

Chứng suy giãn tĩnh mạch có thể biểu hiện ở nhiều cấp độ. Ở một số người, chúng là những tĩnh mạch mạng nhện mảnh và lấm tấm, hầu như không có triệu chứng. Với các trường hợp nặng, tĩnh mạch căng phồng lên như một đường ống nước ngoằn ngoèo.

Các biểu hiện của chứng suy giãn tĩnh mạch
Các biểu hiện của chứng suy giãn tĩnh mạch: A. tĩnh mạch mạng nhện; B. giãn tĩnh mạch mạng lưới; C. búi giãn tĩnh mạch lớn dưới da; D. búi giãn tĩnh mạch nông với huyết khối bên trong.

Đa phần suy giãn tĩnh mạch xuất hiện ở chân, do mạch máu ở chân phải chịu áp lực cao từ trọng lượng cơ thể, và do “trọng trách” của hệ thống van tĩnh mạch là phải dẫn máu từ vùng thấp nhất cơ thể về tim.

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng biểu hiện rất đa dạng. Với một số người chúng chỉ đơn giản là trông không được … đẹp. Ở những người khác, chúng lại có thể gây đau tức, thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng hơn như eczema, các vết loét lâu liền, xuất huyết dưới da, các cục máu đông (huyết khối) trong tĩnh mạch nông, hoặc nguy hiểm hơn cả là huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể đe dọa tử vong nếu cục máu đông bong ra và trôi về phổi.

Thuyên tắc động mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu
Thuyên tắc động mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu

Ở những người mắc bệnh thể nhẹ, đôi khi chỉ cần áp dụng một số biện pháp đơn giản như thay đổi lối sống, tập thể dục, giảm cân, hay đi tất áp lực … là đã có thể cải thiện những khó chịu gặp phải.

Nhưng khi các triệu chứng nặng dần lên, và bạn cần phải phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, hoặc đơn giản là bạn muốn cải thiện ngoại hình của mình, thì lúc đó bạn nên cân nhắc việc sử dụng thủ thuật y tế để điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn thấy có những biểu hiện sau:

  • Búi giãn tĩnh mạch trở nên tấy đỏ, sưng nề, rất mềm hoặc nóng ấm khi chạm vào.
  • Bạn thấy có những vết loét hoặc các nốt phát ban ở cẳng chân hoặc xung quanh mắt cá chân.
  • Da ở cẳng chân dày lên và đổi màu.
  • Chảy máu qua búi giãn tĩnh mạch.
  • Bất kì cảm giác đau đớn nào ở chân.
  • Các triệu chứng gây cản trở, bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Các lựa chọn điều trị bệnh tĩnh mạch ngày nay hết sức phong phú, từ tiêm xơ tĩnh mạch, phẫu thuật, cho đến các biện pháp can thiệp tối thiểu không phải sử dụng đến dao kéo như laser nội mạch, keo sinh học, hay hóa cơ học.

Đọc thêm: Tiêm xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Cuối cùng, một điều luôn phải nhớ rằng các biện pháp điều trị có thể loại bỏ được những tĩnh mạch bị suy giãn, nhưng không thể ngăn cản các búi giãn tĩnh mạch mới hình thành. Vì vậy, việc theo dõi định kì hệ thống tĩnh mạch chân hàng năm ngay cả sau khi bạn đã điều trị tĩnh mạch là cần thiết.

Nguồn: Medical Express

Benhtinhmach.com là trang web cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các bệnh lý tĩnh mạch cũng như các biện pháp điều trị chúng.
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Quay lên trên
0
Bình luận bài viết này ngay!x